Writings

Please roll down for English

Mảnh vỡ, những tầng sắc thái và ký ức cho tương lai

Bài viết này có cấu trúc như một dạng “bảng chú giải” (glossary). Hình thức của nó giống như phần cuối những quyển sách chúng ta thường thấy những cụm từ vựng và sự giải nghĩa đi kèm phù hợp với đề tài của quyển sách đó. Có thể coi bài viết này là những bình giải cá nhân cho từ điển Nhà Sàn bỏ túi. Những từ trong “bảng chú giải” được xắp xếp theo thứ tự abc. Là một bài viết “mở”, những cụm từ này có thể được thêm bớt tuỳ thuộc vào sự thay đổi về ý tưởng và sự mở rộng các nghệ sĩ mới tham gia vào từ điển.

Cảm hứng/ Inspiration

Cảm hứng cho từ điển Nhà Sàn đến từ một ký ức cá nhân. Tôi nhìn thấy tác phẩm của nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành trong kho của Nhà Sàn vào năm 2006. Tác phẩm là một bảng hiệu lớn, sơn son thếp vàng chạy dòng chữ: “Nghệ thuật vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Tấm bảng hiệu này, nay đã không còn, nằm giữa kho, so vai cùng những tượng phật, tủ thờ, bàn phấn kiểu Pháp. Trạng thái lạc loài và tính uy-mua đen của nó làm tôi đột ngột cảm nhận số phận bi kịch của nghệ thuật và sự cô đơn của người làm ra nó. Cảm hứng thứ hai đến từ căn phòng não bộ trong Documenta 13, năm 2012. Căn phòng này gồm những vật phẩm nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ được lựa chọn bởi curator Carolyn Christov-bakargiev, nhằm đại diện cho những ý tưởng chính của Documenta. Trong đó, có một bức ký hoạ người nữ du kích của hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, được chọn bởi nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh, đặt trong căn phòng được curate bởi Carolyn. Sự lựa chọn này làm tôi rất phân vân vì nó đã nằm ngoài bối cảnh đúng sai và gợi lên mối quan hệ giữa quyền lực và nghệ thuật. Cảm hứng thứ ba chính là việc nhìn lại 15 năm thăng trầm của Nhà Sàn đã thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng này.

Woman-Gun-1

Vũ Giáng Hương, Woman Gun, 1965, in collaboration with Dinh Q Le, Documenta 13, Kassel, Germany,  2012

Kẻ xa lạ/ The Stranger 

Xin mượn tựa đề “Kẻ xa lạ” trong tiểu thuyết của Camus để nói về việc tôi, với vai trò của một người ngoài cuộc, đã nảy sinh ra việc hình thành và lựa chọn ý tưởng cho từ điển Nhà Sàn như thế nào. Tại sao là một kẻ xa lạ, ngoài cuộc? Tôi không phải là thành viên Nhà Sàn cũng không có cơ hội dõi theo những hoạt động của Nhà Sàn từ buổi đầu. Thuộc thế hệ nghệ sĩ trẻ, tôi giữ một khoảng cách nhất định để có thể sáng tác độc lập đồng thời quan sát sự phát triển của Nhà Sàn. Khi mời các nghệ sĩ tham gia dự án, tôi e sợ sự thiếu hiểu biết của mình sẽ khiến cho tác phẩm dễ dãi, hời hợt. Sự thiếu hiểu biết nguy hiểm cho sáng tạo nhưng sự e sợ sẽ thui chột sáng tạo. Người trẻ, do thiếu kinh nghiệm thường không e sợ. Từ điển Nhà Sàn không có tham vọng thống kê sự phát triển của Nhà Sàn một cách hệ thống (việc này xin nhường cho các nhà phê bình và những nhà lịch sử mỹ thuật) mà là một sự gắn kết vừa rộng mở vừa cảm tính, như một bàn nguyên liệu cho các nghệ sĩ và người xem có thể ứng tác tạo thành nhiều món ăn nhiều suy nghĩ với muôn vẻ khác nhau. Tôi là “kẻ xa lạ” với cách nhìn chủ quan nhưng không vô cảm.

Sự vắng mặt/ Absence

Hầu hết những tác phẩm được bày trong từ điển Nhà Sàn là một phần của một tác phẩm lớn hơn. Sự vắng mặt của cái toàn thể là ý tưởng xuyên suốt trong toàn bộ từ điển. Nghệ sĩ Lu Yang bày một quyển sách trong series Uterus man, một dự án lớn bao gồm sắp đặt, ấn phẩm và video. Veronika Radulovic đưa ra hai trang những chất vấn về chủ nghĩa Dada trích từ một văn bản gốc 18 trang, Nghệ sĩ Nguyễn Huy An bày một miếng bã trầu, là phần sót lại của một trình diễn, Ngọc Nâu bày một viên kim cương than đại diện cho cả quá trình cô nghiên cứu về đề tài ánh sáng. Sự hiện diện của cái bộ phận và sự vắng mặt của cái toàn thể này nhằm gợi mở cho người xem về những mối liên kết lớn hơn. Người xem có thể xem những mảnh rời rạc này như những tác phẩm hoàn chỉnh hoặc tự liên hệ về tác phẩm lớn mà nó từ đó được lấy ra.

Lu-YAng-IMG_6214s          IMG_1131

Lu Yang, Uterus Man, Artist Book                     Ngọc Nâu, Kim cương than, Coal Diamond 

DADA 1                               DSC_0003

Veronika Radulovic                                               Nguyễn Huy An, Bã Trầu, Betel 

Hanoi – Drawings – 2/19

90er …
29 x 21 cm
blue and red pen on paper
In Cooperation with Vu Ngoc

Tính ẩn dụ/ Metaphor

15 năm chìm nổi của Nhà Sàn có lẽ buồn nhiều hơn vui. Sự ra đi của Zone 9 kéo theo nó là sự tan rã của nhiều cộng đồng nghệ thuật. Nhà Sàn Collective tồn tại nhưng khó khăn chồng tiếp khó khăn. Là một không gian phi lợi nhuận, sự tồn tại của Nhà Sàn bị phụ thuộc nhiều yếu tố về kinh tế và thời gian của nhà tổ chức và các nghệ sĩ.  Số phận chìm nổi của Nhà Sàn là ẩn dụ cho một xã hội cần một cách nhìn cởi mở cho nghệ thuật. Xung quanh khu 9 có những cây dại mọc hoang bám vào thành tường. Những cái cây này còi cọc, yếu ớt, thiếu nước, thiếu ánh nắng, sẵn sàng bị nhổ đi bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, hết cây này chết đi thì cây khác lại mọc lên, như trong một cuộc chiến, nó sẽ thực hiện chiến tranh du kích, dẻo dai và kiên định, nhỏ mà nhiều, còi cọc mà gan dạ, yếu ớt về thể chất nhưng dũng cảm về tinh thần. Cho đến khi những sự triệt tiêu đáng buồn được chấm dứt, cái cây yếu rồi sẽ mọc khoẻ và cao.

cay zone 9

Cây mọc hoang trên bờ tường Zone 9

Thân rễ/ Rhizomes

Trong từ điển Nhà Sàn tôi muốn từ bỏ khái niệm thế hệ vốn có vai trò quan trọng trong văn hoá và phép ứng xử của người Việt Nam. Khái niệm thế hệ này có thể được xem như sự phân chia tôn ti trật tự giữa những nghệ sĩ thế hệ trước và thế hệ sau, những nghệ sĩ đã thành danh hay những người mới chập chững sáng tác…. Những khác biệt này tạo nên sự đa dạng trong cách thực hành nghệ thuật nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi. gây ra khoảng cách, hiểu lầm và mâu thuẫn. Qua việc đặt những nghệ sĩ đã thành danh bên cạnh những nghệ sĩ rất trẻ, chỉ vừa bước chân ra khỏi trường Mỹ Thuật, tôi muốn thể hiện mong mỏi cho sự phát triển ngang bằng và tinh thần vô tư trong nghệ thuật.

Tính thể nghiệm/ Experimentation

Theo tôi, tinh thần thể nghiệm và “rong chơi” của Nhà Sàn rất gần với tinh thần của nhóm Fluxus những năm 60. Fluxus có sự tham gia của các nghệ sĩ avant garde gạo cội như Joseph Beuys, John Cage, Nam June Paik, Yoko Ono, La Monte Young và dẫn đầu là Geogre Maciunas. Sau giai đoạn đầu làm việc nhóm, hoạt động chung trong những “Fluxus event” – nơi họ làm tác phẩm trình diễn, âm thanh, sắp đặt với tính thể nghiệm được bộc lộ tối đa, những nghệ sĩ Fluxus đều tự định hình phong cách và phát triển sự nghiệp riêng của mình. Nhiều người áp đặt Fluxus như một trào lưu nghệ thuật của những năm 60, nhưng Fluxus chưa bao giờ kế thúc, nhưng tinh thần của nó vẫn sống mãi trong sáng tác của nhiều nghệ sĩ. Nhà Sàn có lẽ cũng là một nơi như thế, nó là một lập trình mở để có thể kết nối mọi người và nghệ sĩ có thể quyết định gắn bó hay tách ra thành hướng riêng. Một mệnh đề mở không có dấu chấm hết, Nhà Sàn sẽ phân nhánh và vươn rễ nếu tinh thần của nó mãi trong sáng và đề cao thể nghiệm.

Fragments, Nuances and Memory for the Future

A Pocket Dictionary of Nha San is an art project commemorating the 15 year anniversary of Nha San, an independent artist run space based in Hanoi. A Pocket Dictionary of Nha San examines the idea of making an exhibition inside an exhibition. I invited artists who showed or worked at Nha San in the last 15 years to exhibit one artwork or one fragment of their artwork in A Pocket Dictionary project. The final outcome become a collection of fragments from more than 50 artists, ranging from painting, sculpture, artist book and video to found object, photograph, residue of performance, etc. I call this collection of fragments a Pocket Dictionary.

The project includes two parts. The first part is the exhibition, which took place in February 2014. The second part will consist of limited editions of postcards, each postcard representing one artist/ one artwork in the project. This essay is written as an introduction to the project. The structure of this essay is similar to a Glossary, an alphabetical list of terms in which I will apply definitions and the domain of knowledge that explain the core concept of A Pocket Dictionary of Nha San. This is an “open glossary” in which new terms can be added depending on the shift in ideas and the incorporation of new artists participating in the Dictionary.

Absence/ Sự vắng mặt

Most of the artworks in A Pocket Dictionary of Nha San are part of a larger body of works. The absence of the whole is the core concept of the Dictionary. For example, artist Lu Yang displays an artist book in her series Uterus Man, a long-term project that combines installation, video and publications.  Veronika Radulovic provides two pages from her writing on Dadaism, originally 19 pages long. Nguyen Huy An shows a chewed betel, the residue of a performance. Ngoc Nau’s Coal Diamond represents her process of researching the concept of light. The presence of fragments and the absence of the whole create a series of relationships between the fragments. The audience can consider the fragment as a finished artwork in its own right or they can reconnect it into the larger artwork from which it originally was taken.

Lu Yang, Uterus Man, Artist Book

Ngọc Nâu, Coal Diamond, Diamond made from coal

Veronika Radulovic , Hanoi – Drawings – 2/19, 90er …
, 29 x 21 cm, 
blue and red pen on paper, 
In collaboration with Vu Ngoc

Nguyễn Huy An, Betel, chewed betel

Experimentation/ Tính thể nghiệm

Nha San’s experimental and playful nature is very close to the spirit of Fluxus. Fluxus was a creative movement initiated in the early 60s by George Maciunas. It involved avant-garde artists such as Joseph Beuys, John Cage, Nam June Paik, Yoko Ono, La Monte Young, ect. The Fluxus artists, in their early days, collaborated in the Fluxus events. They experimented with performances, sound and installation that were strange yet radical. These artists, after a period of collaboration, turned to more individual endeavors and developed their own direction. Even though they no longer work in groups, they carried the Fluxus soul in their practice. Although people try to categorize Fluxus as an art movement located in the 60s, the spirit of Fluxus never dies. Similar to Fluxus, Nha San can be seen as an open source that provides a platform to connect people. Artists are free to decide to be part of a Nha San group or develop their own direction. In other words, Nha San is an open proposition that has no end.

Inspiration/ Cảm hứng

Vũ Giáng Hương, Woman Gun, 1965, in collaboration with Dinh Q Le, Documenta 13, Kassel, Germany,  2012

My initial inspiration for A Pocket Dictionary of Nha San derives from a personal memory. In 2006, I saw an artwork by artist Nguyen Minh Thanh in the Nha San basement. It was a large wooden banner, lavishly gilded in red lacquer and gold. The banner said, “Nghệ thuật vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”[1]. The bold and clear typography was reminiscent of the font used in propaganda posters. This artwork was in the middle of the warehouse, mingling with wooden statues of Buddha, altars, antique furniture, ect. An abandoned manifesto, the piece dislocates itself from its privilege position as an artwork. The banner provokes a kind of black humor, self-reflects on the tragic fate of art and the solitude of its maker. The second inspiration comes from seeing “The Brain” room at dOCUMENTA (13) in Kassel, Germany in June 2012. “The Brain” was located in the rotunda of the Fridericianum in Kassel, featuring a wide range of artistic and historical objects, spanning the period of thousands of years. Carefully selected by curator Carolyn Christov-Bakargiev, “The Brain” represented the main concepts of dOCUMENTA. In this room, there is a sketch by Vietnamese artist Vu Giang Huong, depicting a revolutionary female soldier, selected by Vietnamese American artist Dinh Q Le. This choice brings up complex questions by subtly suggesting the relationship between art and power. The third inspiration comes from my interest in Nha San as one of the first and longest running artist run spaces in Vietnam.

Metaphor/ Tính ẩn dụ

During the 15 years of the development of Nha San as an independent artist run space, Nha San experienced many downturns. The recent closing of Zone 9[2] was followed by the falling apart of many art communities. Nha San Collective still exists today but it is facing multiple difficulties. As a non-profit, the existence of Nha San depends on many factors, including time and economic issues facing the artists and the organizers. The government’s hostility towards the existence of Nha San is a metaphor for a society that needs a major change in its perception of art. Around Zone 9 there are wild plants that grow on walls. These plants lack nutrition, water, sunlight, and are ready to be uprooted at anytime. However, when one plant is uprooted, a new one appears. These plants are leading a guerrilla battle: they are durable, flexible, physically unhealthy but strong in spirit. When the discrimination towards critical artistic practice comes to and end, then the seeds of creativity will grow.

Wild plants in Zone 9

Thân rễ/ Rhizomes

In A Pocket Dictionary of Nha San I would like to reject the concept of generation that has played a crucial role in Vietnamese culture. The generational division can be understood as the hierarchy between artists from the older generation and the younger, between established artists and emerging ones…. These differences create diversity in art practice but also come with a dark side. The hierarchy creates misinterpretation and conflict. By placing artworks made by well-established artists next to young, emerging artists, freshly graduated from art school, I am expressing my desire for a fair and democratic treatment in the development of Vietnamese contemporary art.

Kẻ xa lạ/ The Stranger 

I would like to borrow the title of Camus’s novel “the Stranger” to talk about my outsider position. How did the idea and the selection for the Pocket Dictionary of Nha San start? I am not a Nha San member nor have I followed Nha San’s activities from the beginning. I belong to a younger generation of artists, and I keep a distance in order to create works independently while observing the development of Nha San. When I invited artists to participate in A Pocket Dictionary project, I was afraid that my lack of knowledge would lead to a facile and superficial result. A lack of knowledge is very dangerous for creativity and fear kills creativity. Young people are daring regardless of their lack of experience. The Dictionary does not have the ambition to systematically archive the history of Nha San (this should be the job of art critics and art historians). It is a catalyst that is open-ended and playful, like a table of raw cooking materials for artists and their audiences to interact with and to create various dishes with a diversity of taste. I am, in a way, “a Stranger” with a subjective point of view, but I am not nonchalant.

 

[1] Originally “Nghệ thuật vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” references the popular slogan on Ho Chi Minh “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” that can be literally translated as “great art lives eternally in our career.”

[2] Zone 9 is a former pharmaceutical factory located in the center of Hanoi. It had been abandoned for some time before being rented out to private businesses. In 2012, Zone 9 became an artistic complex combining artist studios, galleries, boutique and bars, the first of its kind in Hanoi. The government decided to close it down in December 2013 due to a fire accident. However, exact reasons were not provided. Nha San Collective, the gallery space of Nha San, was located there.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s